Tư duy “hoa hồng nhỏ” được nhiều bậc phụ huynh áp dụng, cho là “cao kiến” nhưng không ngờ đang ngầm dạy hư đứa trẻ.

Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phần thưởng là một con dao hai lưỡi, nó có thể truyền động lực cho trẻ, nhưng cũng có thể khiến chúng mất đi cơ hội để tự mình trở nên tốt hơn. Trẻ lớn lên dưới sự thúc đẩy của động lực nội tại sẽ tạo ra sự tự giác và nỗ lực khắc sâu từ trong xương tủy.

Mới đây, cô Trần – một vị phụ huynh tại Trung Quốc đã kể lại toàn bộ câu chuyện mà bản thân đã trải qua. Theo đó, trong một chuyến đi chơi đến nhà người bạn thân, Hào Hào – con trai của cô Trần không chịu ăn cơm mà chỉ muốn ngồi xem TV.

Thấy vậy, vị này đã nói: “Ăn hết cơm rồi con sẽ được thưởng một bông hoa hồng, ăn nhanh sẽ được thưởng thêm một bông nữa”. Ngay sau câu nói của mẹ, Hào Hào lập tức tắt TV và chạy đi ăn cơm một cách ngoan ngoãn. Trong khi ăn, người bạn của cô còn không ngừng khen ngợi sao con ngoan thế. Chính điều này càng khiến Hào Hào tập trung ăn nhanh hơn

Người bạn thân của cô Trần nói thêm vào, trẻ con đều là một “chú lừa ngoan”. Để giáo dục chúng, bố mẹ phải khen ngợi, phải thưởng thì bọn trẻ mới nghe lời được.

tu-duy-sai-cua-nhieu-bac-phu-huynh-la-hay-thuong-cho-con-cai

Quả thực, lời khen có thể truyền động lực cho trẻ. Nhưng sau ngày đó cô Trần để ý, làm gì Hào Hào cũng đòi được khen ngợi, đòi được nhận hoa hồng. Chính điều đó khiến cô Trần không khỏi lo lắng.

Cuốn sách Động Lực cũng chỉ ra rằng, động lực bên ngoài chỉ mang lại sự bùng nổ ngắn hạn, nhưng hiệu quả của nó sẽ dần biến mất. Điều tồi tệ hơn là nó làm giảm sự tích cực lâu dài và cần thiết để tiếp tục công việc đó. Cách thức mà cha mẹ cố gắng dùng phần thưởng và lời khen để điều chỉnh hành vi của con cái như hiện tại dường như là đang làm suy yếu động lực nội tại của chúng.

Hiệu ứng Deci

Vào những năm 1970, nhà tâm lý học Mỹ Deci đã đặt ra câu hỏi này: “Bạn có bao giờ nghĩ rằng, một khi bạn quen với việc thưởng cho bản thân bằng phần thưởng bên ngoài thay vì sở thích và sự tò mò, thì theo thời gian, bạn sẽ thấy mình không thể mua được sở thích và tò mò nữa không?”.

Để trả lời câu hỏi này, ông đã thực hiện một thí nghiệm. Ông lấy ngẫu nhiên hai nhóm sinh viên để giải một số câu đố trí tuệ thú vị, chỉ khác là nhóm thứ nhất được biết trước rằng sẽ có phần thưởng nếu giải được câu đố, trong khi nhóm thứ hai thì không hứa hẹn gì cả. Sau 30 phút làm bài, ông cho sinh viên nghỉ ngơi. Kết quả ông nhận ra, nhóm không được thông báo sẽ có phần thưởng vẫn đắm chìm trong niềm vui. Ngược lại, nhóm được thông báo có thưởng, dù trong lúc làm bài thi họ đã cố gắng giải rất tích cực, nhưng trong thời gian nghỉ, họ vẫn chỉ nghĩ đến việc nhận thưởng.

tu-duy-sai-cua-nhieu-bac-phu-huynh-la-hay-thuong-cho-con-cai

Đây chính là “Hiệu ứng Deci”: Khi một người thực hiện một hoạt động thú vị, nếu bạn cung cấp cho họ phần thưởng bên ngoài, kết quả có thể sẽ làm giảm sức hấp dẫn của hoạt động đó đối với họ. Giáo dục cũng vậy. Khi chúng ta tưởng tượng sử dụng phần thưởng để khiến trẻ đạt được một mục tiêu nào đó, phần thưởng đã trở thành một cách “hối lộ” và làm méo mó nhu cầu và động lực thực sự của trẻ.

Trên Zhihu , tôi đã đọc một câu chuyện. Một cô bé 5 tuổi, có tài năng vẽ tranh, luôn vẽ được những bức tranh giàu trí tưởng tượng. Mẹ cô bé vì muốn khích lệ con gái vẽ tranh mà thường xuyên sử dụng việc mua đồ ăn vặt như là phần thưởng để con gái vẽ nhiều hơn. Ban đầu, cô bé thật sự thích thú với việc vẽ nhiều bức tranh hàng ngày. Nhưng chỉ được một thời gian, không lâu sau cô bé lại đưa ra vô vàn điều kiện với mẹ, không chỉ yêu cầu ngày càng nhiều về phần thưởng mà cô bé còn hoàn toàn mất đi niềm đam mê với bộ môn vẽ tranh.

Nhiều khi, ý định ban đầu của phụ huynh khi thưởng cho con cái là hy vọng thúc đẩy sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, tất cả các phần thưởng đều đã được định giá trong bóng tối. Khi chúng ta đổi lấy sự hợp tác ngắn hạn của trẻ thông qua phần thưởng, chúng ta cũng vô tình đánh đổi đi sự quan tâm và động lực nội tại ban đầu của chúng. Nếu nói, phần thưởng vật chất giống như “hối lộ”, thì lời khen ngợi giống như sự kiểm soát.

Sự thật đằng sau “động lực”

Một nhà giáo dục đã chỉ ra: Ban đầu, khi trẻ làm việc, chúng không để ý người khác nghĩ gì về việc chúng đang làm, chúng chỉ đơn giản là thích thú. Nhưng những lời khen ngợi thường xuyên của cha mẹ đã khiến chúng chuyển sự chú ý từ việc làm vì thích sang làm vì lời khen của người khác, từ “tôi muốn làm” thành “muốn làm cho cha mẹ hài lòng”.

tu-duy-sai-cua-nhieu-bac-phu-huynh-la-hay-thuong-cho-con-cai

Cuối cùng, bản chất của việc khen ngợi là sự kiểm soát của cha mẹ. Cha mẹ đã khiến trẻ coi lời khen ngợi bên ngoài như mục tiêu của mình và xác định giá trị bản thân. Trong quá trình này, cảm giác tự chủ của trẻ giảm xuống, cảm giác bị kiểm soát tăng lên, và động lực nội tại ban đầu cũng bị suy yếu.

Hãy nhớ rằng, một điều sẽ khiến trẻ theo đuổi đam mê của mình đó chính là vì sự yêu thích, nên không ngừng tiến lên; vì cảm nhận được sự thành công, nên càng yêu thích hơn. Sự tự giác và nỗ lực khắc sâu trong xương tủy là do lòng đam mê cháy bỏng trong trái tim.

Cuốn sách Động Lực Nội Tại: Sức Mạnh Để Tự Chủ Trong Cuộc Sống nhấn mạnh: Câu hỏi đúng không phải là “làm thế nào mọi người có thể khích lệ người khác”, mà là “làm thế nào mọi người có thể tạo ra điều kiện để người khác tự khích lệ bản thân họ”. Đặt trong việc giáo dục con cái, điều này có nghĩa là điểm quan trọng không phải là cách chúng ta khích lệ trẻ, mà là làm thế nào chúng ta có thể tạo ra điều kiện để trẻ tự khích lệ bản thân. Đánh thức động lực nội tại của trẻ là món quà tốt nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con cái.